Quốc hội đồng ý trao cho TP.HCM loạt cơ chế đột phá mới

Chiều 24/6/2023, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54 về cơ chế đặc thù phát triển TP.HCM.

 

 

 

Quốc hội đồng ý trao 27 cơ chế, chính sách hoàn toàn mới cho TP.HCM
 

 

Cụ thể, Quốc hội biểu quyết tán thành với tỷ lệ rất cao đạt 97,37%  (481 đại biểu ). 

 

 

 

 

Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 8 năm 2023.

 

Dự thảo Nghị quyết vừa được thông qua được Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND TP.HCM phối hợp cùng các cơ quan trung ương thực hiện công phu, kỹ lưỡng, chặt chẽ, với nhiều cơ chế vượt trội giúp TP.HCM khơi thông nguồn lực và phát triển.

 

Cụ thể, dự thảo nghị quyết mới với 44 cơ chế, chính sách thuộc bảy nhóm chính sách lớn về quản lý đầu tư; tài chính, ngân sách; quản lý đô thị và tài nguyên môi trường; thu hút nhà đầu tư chiến lược; quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; tổ chức bộ máy của TP và tổ chức bộ máy của TP Thủ Đức với nhiều điểm mới.

 

Trong đó có 3 chính sách kế thừa Nghị quyết 54, 4 chính sách vừa kế thừa vừa “nâng cấp” từ Nghị quyết 54, 4 chính sách tương tự các địa phương khác, 6 chính sách được dự kiến trong dự thảo Luật Đất đai và Luật Nhà ở (sửa đổi), cùng 27 cơ chế, chính sách hoàn toàn mới.

 

 

 

 

Về cơ chế quản lý đầu tư, Quốc hội cho phép TP.HCM thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD). Đây là mô hình lấy định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở cho quy hoạch, phát triển đô thị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, công trình công cộng, giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường.

 

Về tài chính, ngân sách, nghị quyết cho phép TP được sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện dự án, công trình giao thông đường bộ có tính chất vùng, liên vùng…; TP được quyết định cơ chế, chính sách ưu đãi, ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược trong các lĩnh vực như sản xuất chip, công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, vật liệu mới.

 

Về tổ chức bộ máy, Chính phủ đề xuất QH trao quyền thành lập Sở An toàn thực phẩm cho TP.HCM. TP được quyết định cơ cấu số lượng cán bộ, công chức tại các phường, xã, thị trấn; quyết định số lượng, chức danh, chế độ chính sách của người hoạt động không chuyên trách tại các phường, xã, thị trấn, bảo đảm tinh gọn tổ chức bộ máy.

 

TP được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP. Quy định phân cấp, ủy quyền một số nhiệm vụ, quyền hạn thuộc thẩm quyền của HĐND, UBND, chủ tịch UBND TP cho HĐND, UBND, chủ tịch UBND TP Thủ Đức…

 

Trao đổi bên hành lang Quốc hội, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đánh giá Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua cho phép TP.HCM thí điểm các cơ chế, chính sách để tháo gỡ các khó khăn, chủ động hơn trong giải quyết thủ tục hành chính. Đây cũng là cơ hội để Thành phố huy động nguồn lực để phát huy các tiềm năng - thế mạnh, tạo sự phát triển đột phá, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của cả nước.

 

"Các cơ chế, chính sách được thí điểm thành công là cơ sở để xem xét thể chế hoá, áp dụng chung cho cả nước hoặc các đô thị lớn khác", ông nói.

 

 

Chia sẻ:
Bài viết khác:
Go Top
0909 708 227